NĂM THÁNH 2025: SUY TƯ VỀ BÍ TÍCH HÒA GIẢI NHƯ BẢO CHỨNG NIỀM HY VỌNG
Dẫn nhập
1. BTHG như cánh cửa của lòng thương xót
2. Thừa tác viên của BTHG như chứng nhân của lòng thương xót
3. Quyền năng của sự hòa giải
4. BTHG hướng đến sự hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa
Được lắng nghe và nuôi dưỡng bởi Lời
Được hiệp thông trong Thánh Thể
Dẫn nhập
Ngày 9 tháng 5 năm 2024, trong giờ kinh Chiều II lễ Thăng Thiên, Đức Thánh Cha (ĐTC) Phanxicô đã công bố Sắc chỉ mở Năm Thánh 2025.[1] Sắc chỉ khởi đầu bằng cụm từ “Niềm Hy vọng không làm thất vọng.” ĐTC chọn chủ đề “Niềm hy vọng” như là nội dung chính yếu và xuyên suốt Năm Thánh 2025. Theo đó, Năm Thánh khơi dậy niềm hy vọng trong một thế giới bị xâu xé bởi chia rẽ, chiến tranh, bất bao dung, xung đột, xáo trộn và khủng hoảng, nhất là trong đời sống gia đình.
Việc đọc lại giáo huấn của Giáo hội về Bí tích Hòa giải khi bước vào Năm Thánh, và trong bối cảnh xã hội đầy bất ổn ngày nay, dẫn đến niềm xác tín rằng: BTHG là một trong những nơi quan trọng mà Kitô hữu có thể cảm nhận và lãnh nhận niềm hy vọng một cách rõ ràng và chân thực nhất; vì chưng nơi BTHG lòng thương xót của Thiên Chúa làm nảy sinh niềm vui, làm cho tâm hồn chúng ta được mở ra để đón nhận niềm hy vọng về một cuộc sống mới trong Thiên Chúa.
Từ sau Công đồng Vatican II, Giáo hội đã liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của BTHG qua các văn kiện huấn quyền khác nhau, đóng vai trò hướng dẫn cho cả tín hữu và các thừa tác viên hòa giải của Giáo hội. Bài viết này là một cố gắng gợi lên dấu chỉ hy vọng của BTHG qua những giáo huấn gần đây của Giáo hội. Cùng với Spes Non Confundit (SNC), chúng ta đọc lại Misericordiae Vultus[2] (Tông sắc Dung nhan lòng thương xót) của ĐTC Phanxicô, Reconciliatio et Paenitentia[3] (Tông huấn Sám hối và Hòa giải) của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và Sacramentum Paenitentiae (Chỉ dẫn Bí tích Hòa giải)[4] của Bộ Giáo Lý Đức Tin (1972). Qua các tài liệu này, chúng ta sẽ xem xét những chủ điểm sau: (1) BTHG đóng vai trò là cánh cửa hy vọng dẫn đến lòng thương xót của Thiên Chúa; (2) Thừa tác viên của BTHG trở thành chứng nhân cho lòng thương xót; (3) Hối nhân được biến đổi nhờ quyền năng của sự giao hòa; (4) BTHG dẫn vào sự hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa – được nghe Lời Chúa và hiệp thông Thánh Thể trong lòng Giáo hội.
Giáo hội luôn xác tín rằng: BTHG đóng một vai trò then chốt trong đời sống đức tin người Công giáo, là một cuộc gặp gỡ sâu sắc giữa hối nhân và lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa. Do đó, bí tích này không chỉ đơn thuần là một thực hành có tính cách lễ nghi phụng vụ mà còn là một phương tiện quan trọng để tín hữu khôi phục mối tương quan thân tình với Thiên Chúa, tìm thấy sự tha thứ cho tội lỗi, được chữa lành linh hồn, và mở ra tương lai hiệp thông với Thiên Chúa trong lòng Giáo hội.
1. BTHG như cánh cửa của lòng thương xót
Trong những giáo huấn gần đây của Giáo hội, BTHG thường được ví như “cánh cửa của lòng thương xót,” một cánh cửa thông qua đó tín hữu bước vào ân sủng và sự tha thứ của Thiên Chúa, một nơi mà qua đó chúng ta có thể kinh nghiệm như Dân Thánh rằng “muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 106). Hình ảnh phong phú này được minh họa mạnh mẽ trong các văn kiện đang đề cập.
Trong Misericordiae Vultus, Đức Thánh cha Phanxicô ngụ ý “cửa hy vọng” như chính BTHG. Trước hết, vì bí tích chữa lành này biểu hiện hữu hình lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng luôn sẵn sàng “chờ đón” để tha thứ cho mọi tội của từng người trong mọi thời đại. Điều đó chỉ có thể được giải thích rằng vì lòng thương xót của Thiên Chúa sẽ luôn lớn hơn bất kỳ tội lỗi nào, và bất kỳ một sự yếu đuối nào – tình yêu phủ lấp muôn vàn tội lỗi (s. 3). Thứ đến, BTHG là cuộc gặp gỡ sâu sắc giữa tội nhân với tình yêu chữa lành của Thiên Chúa. Qua đó, hối nhân thực sự được chữa lành các thương tích gây ra bởi tội lỗi. Trong ý hướng đó, Đức Thánh cha mô tả Giáo hội khi thi hành sứ vụ hòa giải như một “bệnh viện dã chiến”, nơi những y tá, bác sĩ thần linh băng bó, chữa lành các vết thương bởi tội lỗi của hối nhân (s. 17). Như vậy, trước hết, Năm Thánh mời gọi mọi người tái khám phá BTHG như một cánh cửa của lòng thương xót, nơi mà con người cảm nhận mãi mãi được Thiên Chúa yêu thương.
Tương tự, lấy ánh sáng từ dụ ngôn Người Cha nhân hậu trong Tin Mừng Luca, trong Reconciliatio et Paenitentia, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nêu bật vai trò của BTHG như là nơi mà Thiên Chúa, Đấng giàu lòng thương xót, luôn kiên nhẫn chờ đợi, sẵn sàng tha thứ, nơi mà dù con người sống trong tăm tối của bất toàn và yếu đuối đến mấy cũng được mời gọi bước qua để vào miền ánh sáng ân sủng thần thiêng của Cha trên Trời (s. 5). Ngài giải thích thêm rằng cuộc gặp gỡ ân sủng này là một hành trình bắt đầu bằng việc Thiên Chúa tìm kiếm hối nhân và kết thúc bằng sự đáp lại của hối nhân qua việc sám hối, xưng tội và đền tội. Tuy nhiên, BTHG như một “kho tàng” ân sủng mà Chúa Kitô dùng qua trung gian Giáo hội, như Chân phúc Isaac Stella diễn tả rằng “Giáo hội không thể tha tội gì mà không có Chúa Kitô, và…giaophanbaria.org
Năm thánh 2025: Suy tư về Bí tích Hòa giải như bảo chứng niềm hy vọng
NĂM THÁNH 2025: SUY TƯ VỀ BÍ TÍCH HÒA GIẢI NHƯ BẢO CHỨNG NIỀM HY VỌNG Dẫn nhập 1. BTHG như cánh cửa của lòng thương xót 2. Thừa tác viên của BTHG như chứng nhân của lòng thương xót … Continue reading