NĂM THÁNH 2025: XÓA NỢ SINH THÁI
WHĐ (09/7/2025) – Ngày 24/6/2025, Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện công bố tài liệu “Năm thánh 2025: Xóa nợ sinh thái”, trong đó giải thích nợ tài chính và nợ sinh thái liên kết chặt chẽ. Sau đây là toàn văn tài liệu của Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện.BỘ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN
Năm thánh 2025: Xóa nợ sinh thái
Trong những thập niên gần đây, khái niệm nợ sinh thái đã xuất hiện như một chìa khóa hữu hiệu để giải thích các bất công về môi trường trên bình diện toàn cầu.
Từ lâu, thuật ngữ ‘nợ’ vốn gắn liền với tình trạng tài chính của nhiều quốc gia đang phát triển vốn mắc nợ các nước công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, cách hiểu này đã bỏ qua một thực tại căn bản: trong suốt lịch sử, các quốc gia có nền công nghiệp phát triển không chỉ là tác nhân chính gây nên phần lớn lượng khí thải nhà kính, nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu, mà còn đạt được sự thịnh vượng của mình qua việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên tại các nước đang phát triển, thường gây ra những thiệt hại lớn cho các cộng đồng và hệ sinh thái địa phương.
Chính sự mất cân bằng này đã khiến nhiều người tin rằng các quốc gia đang phát triển được quyền đòi hỏi một “tín chỉ sinh thái” (lợi ích sinh thái có thể đo lường được) cụ thể và xác thực từ các quốc gia có nền công nghiệp phát triển hơn, như một hình thức bù đắp, dù chỉ là phần nào cho món nợ tài chính mà họ đang phải gánh chịu. Trong viễn cảnh đó, một bước đi thực tế có thể là việc kích hoạt những cơ chế tái cơ cấu nợ, công nhận sự tồn tại của hai hình thức nợ đan xen lẫn nhau trong thời đại chúng ta: nợ kinh tế và nợ sinh thái. Các cơ chế này có thể được phát triển hơn nữa trong khuôn khổ của một cuộc cải cách cần thiết của các hệ thống tài chính đa phương, nhằm làm cho chúng phù hợp hơn với mục tiêu xoá bỏ đói nghèo và bảo vệ thụ tạo.
Tiếp nối truyền thống Năm thánh về sự tha nợ, Đức Thánh Cha Phanxicô, trong Tông sắc khai mạc Năm thánh 2025,[1] đã một lần nữa kêu gọi tha nợ cho các quốc gia nghèo nhất, đồng thời kêu gọi một cấu trúc tài chính toàn cầu mới, thừa nhận tín chỉ sinh thái mà các nước đang phát triển đáng được hưởng.
Nợ tài chính và nợ sinh thái: “Hai mặt của cùng một đồng xu”
Thực sự có một “món nợ sinh thái,” đặc biệt giữa các nước Bắc bán cầu và Nam bán cầu, liên quan đến sự mất cân bằng thương mại, ảnh hưởng đến môi trường và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách quá mức của một số quốc gia trong suốt một thời gian dài (Laudato si’, số 51).
Ngày nay, nợ tài chính và nợ sinh thái đại diện cho hai chiều kích gắn bó mật thiết với nhau đến mức chúng trở thành “hai mặt của cùng một đồng xu, đang đánh đổi tương lai của các thế hệ mai sau.”[2] Cả hai đều phản ánh mối quan hệ về quyền lực một cách bất cân xứng giữa Bắc và Nam bán cầu, bắt nguồn từ một lịch sử lâu dài của sự bất bình đẳng, bóc lột và sự lệ thuộc mang tính cơ cấu.
Cuộc khủng hoảng nợ hiện đang đè nặng lên phần lớn các nước đang phát triển được kế thừa từ chủ nghĩa thực dân. Nhiều quốc gia, sau khi giành được độc lập vào thế kỷ XX, đã phải đối mặt với các khoản nợ cũ và buộc phải vay thêm để đảm bảo các dịch vụ thiết yếu và cơ sở hạ tầng cơ bản. Điều này đã tạo ra một sự lệ thuộc lâu dài vào các thể chế tài chính quốc tế lớn, hình thành cái gọi là bẫy nợ: một vòng luẩn quẩn trong đó việc trả lãi đã rút cạn các nguồn lực công căn bản phải được phân bổ, ví dụ như y tế và giáo dục, từ đó làm cản trở bất cứ khả năng phát triển tự trị thực sự nào. Cần lưu ý rằng, ngay cả trước đại dịch COVID-19, nhiều quốc gia đang phát triển đã ở trong tình trạng nợ không ổn định, và từ đó đến nay, sự chồng chất của các cuộc khủng hoảng – đại dịch, biến đổi khí hậu, lạm phát và xung đột – đã làm cho tình hình thêm trầm trọng. Theo số liệu của UNCTAD, từ năm 2004 đến 2023, nợ công của các nước đang phát triển đã tăng gấp bốn lần, từ 2.600 tỷ USD lên 11.400 tỷ USD.[3]
Song song đó, một món nợ sinh thái phức tạp đã tích luỹ và khó định lượng. Trong số các yếu tố chính là trách nhiệm khác nhau của các quốc gia trong việc góp phần vào sự nóng lên toàn cầu, đặc biệt là liên quan đến lượng khí thải lịch sử của họ, vốn khác biệt rõ rệt giữa các quốc gia và các nhóm quốc gia. Gần 80% lượng khí thải tích lũy từ nhiên liệu hóa thạch và thay đổi sử dụng đất đến từ các quốc gia G20, với mức phát thải cao nhất từ Trung Quốc, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu; trong khi đó, các quốc gia kém phát triển nhất chỉ đóng góp 4%.[4]
Con số nêu trên cho thấy sự bất bình đẳng sâu sắc trong việc phân bổ về cả nguyên nhân lẫn hệ quả của cuộc biến đổi khí hậu. Do đó, Toà thánh đã nhiều lần kêu gọi rằng cần thiết phải tìm ra những phương thế thích hợp để xoá bỏ các khoản nợ tài chính đang đè nặng trên nhiều quốc gia, đồng thời lưu tâm đến món nợ sinh thái mà họ đáng được đền bù.
Các cộng đồng ít chịu trách nhiệm nhất trong cuộc khủng hoảng khí hậu lại chính là những người đang gánh chịu các hậu quả nặng nề nhất. Sự khan hiếm nước, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi tr…giaophanbaria.org
Năm thánh 2025: Xóa nợ sinh thái
NĂM THÁNH 2025: XÓA NỢ SINH THÁI WHĐ (09/7/2025) - Ngày 24/6/2025, Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện công bố tài liệu “Năm thánh 2025: Xóa nợ sinh thái”, trong đó giải thích nợ tài chính và … Continue reading